ĐĂNG KÝ
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10

Trang 1 trong tổng số 1 trang
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 16:26 #1
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CĂN BẢN VẼ MỸ THUẬT
Biên soạn: Đội Sinh Viên Tinh Nguyện diendankientruc.com



NỘI DUNG:

Chương I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ
Bài 1: Giới thiệu môn học
Bài 2: Dụng cụ
Bài 3: Các kỹ năng cơ bản
Bài 4: Quy luật phối cảnh
Bài 5: Quy luật bố cục
Bài 6: Quy luật ánh sáng

Chương II: KHỐI CƠ BẢN
Bài 1: Các khối cơ bản và cách phác họa
Bài 2: Các khối cơ bản trong không gian
Bài 3: Các bước vẽ một khối cơ bản

Chương III: THỰC HÀNH VỚI TỔ HỢP KHỐI
Bài 1: Vẽ tổ hợp 2 khối
Bài 2: Vẽ tổ hợp 3 khối
Bài 3: Vẽ tổ hợp 4 khối
Bài 4: Vẽ tổ hợp 5 khối

Chương IV: ỨNG DỤNG CỦA CÁC KHỐI CƠ BẢN
Bài 1: Lý giải, phân tích vật thể
Bài 2: Vẽ đầu tượng thạch cao

Trích:
GIÁO TRÌNH THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA ĐỘI SVTN DIỄN ĐÀN KIẾN TRÚC
MỌI HÀNH ĐỘNG COPY/PASTE ĐỀU PHẢI GHI RÕ NGUỒN: ĐỘI SVTN DIENDANKIENTRUC.COM


Hãy giữ gìn văn hóa mạng!

=================================

CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ
BÀI 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC



1. Giới thiệu chung về môn Vẽ Mỹ Thuật:


- Vẽ là một nghệ thuật đã có từ rất lâu đời, trước khi người ta phát minh ra chữ viết, ngôn ngữ thì loài người đã biết sử dụng các hình vẽ để truyền thông tin. Do vậy, vẽ được xem như là bản năng mà tạo hóa đã phú cho loài người.
- Tuy nhiên việc vẽ để thi đậu vào các trường ĐH Kiến Trúc, Mỹ Thuật không phải đơn giản chỉ dừng lại ở việc vẽ theo bản năng mà phải trải qua một quá trình khổ luyện theo đúng phương pháp.
- Hiện nay, có rất nhiều chất liệu để Vẽ như: bút mực, bút chì, bút lông, màu nước… Trong đó, vẽ bằng bút chì được sử dụng rộng rãi trong các kì tuyển sinh vì nó là phương tiện đơn giản, thể hiện được nhiều tầng sắc độ phong phú và chính là cội nguồn của môn hội họa với các chất liệu khác.
- Trong kỳ tuyển sinh, dù bạn thi khối V hay H, thi Chân Dung hay Tượng thì các bạn đều phải sử dụng bút chì và phải nắm vững phần căn bản mà chúng ta sắp được học trong topic này.

2. Chặng đường học vẽ của thí sinh:

- Đầu tiên khi tìm đến Kiến Trúc, Mỹ Thuật ai cũng háo hức và tò mò về "nghề Vẽ". Và khi học được một thời gian thì không ít người quyết định bỏ nghề, có nhiều nguyên nhân như: kinh phí, thời gian, kém quyết tâm, cách dạy sai của người thầy... Do vậy bước đầu tiên là các bạn hãy xác định rõ mục tiêu, lượng trước khả năng kinh tế của gia đình, sắp xếp thời gian học hợp lý để có ít nhất 2 buổi vẽ/1tuần, tìm hiểu và chọn người thầy phù hợp với khả năng của mình.
- Khi bước vào học vẽ, cái khó khăn nhất là bạn phải vượt qua được những ấn tượng ban đầu về các đường bao, vẻ bề ngoài của vật thể để đi sâu vào phân tích cấu trúc, bản chất tồn tại của vật thể trong không gian.
- Khi trong đầu bạn đã có được một cách nhìn đúng đắn về tỷ lệ, cấu trúc, không gian, ánh sáng và đôi tay đã thực sự theo ý muốn thì bạn có thể vượt qua được bài học căn bản và tiến gần đến đề thi đại học.


3. Kinh nghiệm cho thí sinh:

- Khi mới học vẽ, không được giữ tư tưởng "mình phải có phong cách riêng" vì trước tiên, cái đúng được đặt lên hàng đầu. Bạn mới học, chắc chắn thầy bạn sẽ sửa bài bạn sao cho đúng chứ không phải cho đẹp mà cần phải có phong cách.
- Không nên thụ động: Trong lò rất đông, thầy bạn không thể mang kiến thức đến cho từng người được mà yêu cầu bạn phải đặt ra những câu hỏi, thắc mắc cho thầy mình.
- Học thầy không tày học bạn: Đặc biệt với môn Vẽ, câu này là rất đúng, học kèm sẽ không mang lại hiểu quả bằng học chung với một nhóm gồm nhiều bạn vẽ đẹp. Trong suốt chặng đường dài theo đuổi ngành nghề, chúng ta luôn cần một người đồng hành để đi được xa hơn.
- Nét vẽ đúng luôn nằm giữa những nét vẽ sai, bạn không nên tẩy đi những nét vẽ sai và vẽ lại để mong có được một nét vẽ chuẩn.
- Luôn để bài ra xa để quan sát tổng thể.
- Vẽ là một môn thực hành nhưng không thể xem nhẹ lý thuyết, mãi mê vẽ ngày vẽ đêm trong khi đầu óc trống rỗng thì chỉ dừng lại ở việc chép tranh mà thôi. Trong khi đó, các ngành nghề cần môn năng khiếu cũng đồng thời cần sự sáng tạo của người sáng tác chứ không phải chỉ chép lại một thứ đã có sẵn.

xem tiếp phía dưới
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 16:37 #2
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHÚ Ý: TỪ GIỜ CÁC BẠN THẤY TỪ "Spoiler:" THÌ CÁC BẠN NHẤN VÀO THANH CHỨA TỪ "Spoiler:" ĐỂ XEM ẢNH.


CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ

BÀI 2: DỤNG CỤ

1. Bút chì:
- Nên dùng loại bút chì gỗ, loại ruột mềm để tránh làm hư giấy khi vẽ. Có thể tham khảo loại bút chì Tiệp KOH, Stealer của Đức. Mỗi loại bút chì có tính chất khác nhau, khi sử dụng lâu bạn sẽ hiểu tính chất của chúng. Theo kinh nghiệm cá nhân, đối với các bạn mới học, nên xài loại KOH để dễ tẩy và không bị “lì” khi vẽ bài.

Spoiler:
Bút chì KOH
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Asm1259590169
Bút chì Stealer
- Tuyệt đối không dùng bút chì kim. Ngay cả bút chì khi sử dụng cũng phải gọt bằng dao.

2. Gôm (tẩy): Dùng loại gôm mềm 4B (2 loại: đen hoặc vàng) hoặc gôm trắng Pentel. Tính chất các loại gôm này cũng rất khác nhau, mỗi loại có ưu riêng, mình khuyên các bạn nên làm quen với tất cả các loại.
Spoiler:


3. Giấy: canson A3 mỏng được chọn để phát cho thí sinh thi môn năng khiếu khối V, H tại ĐH Kiến trúc HCM. Trong quá trình học các bạn nên làm quen với loại giấy này. Canson có rất nhiều loại, các bạn nên chọn giấy mỏng để vẽ. Lưu ý: giấy Canson có 2 mặt nhám và trơn, các bạn phải vẽ mặt nhám.
4. Bảng vẽ khổ A3: là 1 tấm bảng cứng lót dưới giấy để làm bàn đệm trong quá trình vẽ. Bản vẽ nên to hơn khổ A3 một chút để giấy không bị nhàu trong quá trình vẽ.
5. Dây dọi: Có cấu tạo tương tự con lắc đơn gồm 1 dây nhẹ và 1 vật nặng, có công dụng để gióng các điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng đứng. Tuy nhiên đây cũng là 1 công cụ khá rườm rà các bạn có thể thay thế bằng bút chì. (bạn có thể tự chế dây dọi bằng cách dùng sợi dây nhẹ, chắc, gắn chặt vào một cục chì (để thả lưới đánh bắt cá) hoặc một vật nặng tương tự).
6. Kẹp giấy: Các bạn dùng 2 kẹp giấy để cố định tờ giấy vào bảng vẽ.
Hình tham khảo
Spoiler:
Spoiler:
Không xài loại này, vì nó quá nhỏ và dễ gây rách giấy

7. Dao rọc giấy:
dùng để gọt bút chì.
Spoiler:
Nên mua loại vừa vặn với tay và không quá nhỏ để lưỡi dao được chắc
Spoiler:
Bộ lưỡi dao dữ trữ kèm theo

8. Một lon nhỏ: có thể là lon sữa bò đã được bỏ phần nắp, dùng để chứa dăm bút chì đã được gọt, không vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường.

Khi tự luyện tại nhà, các bạn nên sắm cho mình một cái ghế nhỏ (độ cao khoảng 25 – 30cm), một cái kệ cao khoảng 40cm (vẽ khối cơ bản), một cái khác cao 60cm (vẽ tượng). Riêng phần kệ, các bạn có thể tự chế tùy thích bằng bất kỳ vật dụng nào trong nhà, nhưng đảm bảo mặt kệ rộng khoảng 40x40cm.

Kể từ bây giờ, các bạn hãy chuẩn bị cho mình những dụng cụ thật đầy đủ nhé, cái nào cần, không cần mình đã có chú thích rõ trong phần bài học, các bạn đọc và tự lọc ra.

xem tiếp phía dưới


Được sửa bởi kittynam ngày 15/3/2013, 18:21; sửa lần 1. (Reason for editing : http://www.phanthanhtai.info)
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 16:55 #3
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ

BÀI 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN

CHÚ Ý: TỪ GIỜ CÁC BẠN THẤY TỪ "Spoiler:" THÌ CÁC BẠN NHẤN VÀO THANH CHỨA TỪ "Spoiler:" ĐỂ XEM ẢNH.

1. Gọt bút chì, gôm: Các bạn xem lại các cách mà giảng viên đã chỉ dẫn bên trên.

2. Tư thế ngồi vẽ: Nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì.

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image010

3. Cách cầm bút:
- Thả lỏng từ cánh tay đến các ngón tay, thư giãn, không quá gò bó.
Spoiler:
- Khuyến khích các bạn khi cầm bút dựng hình, không nên cầm với tư thế như tư thế cầm để viết, mà phải cầm ngang nhẹ nhàng.

Spoiler:

Spoiler:

4. Nét đánh bóng: đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song

Spoiler:

5. Phương pháp so sánh (đo): Thay thẳng, lưng thẳng, nhắm 1 mắt.
Spoiler:

6. Phương pháp gióng: Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải).

- Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì.

Spoiler:

- Gióng ngang: Bút chì phải song song với mặt sàn.
Spoiler:

- Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh).
Spoiler:
(Muốn hiểu được phương pháp này trước hết nên hiểu tính chất đồng dạng là các góc sẽ bằng nhau, hình vẽ và hình mẫu mình thấy là 2 hình đồng dạng với nhau)

Spoiler:

7. Các phương pháp khác:

- Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ các chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu.
- Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).

BÀI TẬP NÉT:
1. Yêu cầu nét vẽ phải đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song.
2. Tập nối 2 điểm bằng một đường thẳng.
3. Tập vẽ nhanh những vòng tròn.


BÀI TẬP TỰ LUYỆN : BÀI TẬP MẮT


Bắt đầu bằng dấu chấm.

- Vẽ dấu chấm là 1 việc đơn giản nhất. Lấy 1 vài tờ giấy trắng , vẽ lên 1 tờ giấy 1 dấu chấm vào vị trí bất kỳ.

- Bây giờ hãy vẽ 1 dấu chấm trên 1 tờ giấy khác vào đúng vị trí của dấu chấm trong tờ giấy kia , đừng sử dụng bất cứ phương pháp đo đạc, tính toán gì mà chỉ ước lượng bằng mắt. Bạn có thể sẽ thấy mình đã vẽ sai vị trí , tuy nhiên nếu bạn dùng mắt ước lượng khoảng cách của dấu chấm tới các cạnh của tờ giấy , bạn hoàn toàn có thể vẽ đúng vị trí.

- Tiếp theo hãy vẽ thật nhiều dấu chấm trên 1 tờ giấy trắng. Rồi sau đó sao chép lại toàn bộ qua 1 tờ giấy trắng khác, vẫn chỉ dùng mắt để ước lượng khoảng cách chính xác.

- Để kiểm tra độ chính xác của thành quả, bạn hãy đặt 2 tờ giấy chồng lên nhau và đưa về phía ánh đèn, giờ thì bạn đã biết các lỗi sai của mình rồi. Hãy tập luyện bài tập đơn giản này cho đến khi bạn đạt gần đến sự hoàn hảo. Bài tập này sẽ giúp bạn phát triển khả năng ước lượng khoảng cách , phương hướng và tỉ lệ 1 cách hiệu quả.
Các bạn tự thực hiện bài tập này tại nhà để đôi mắt thêm tinh nhé!

xem tiếp phía dưới


Được sửa bởi kittynam ngày 15/3/2013, 18:25; sửa lần 2. (Reason for editing : http://www.phanthanhtai.info)
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 17:18 #4
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ

BÀI 4: QUY LUẬT PHỐI CẢNH



[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1
2 đường thẳng trong hình vẽ rõ ràng là cắt nhau và theo những gì chúng ta được học trong môn Toán thì hai đường thẳng này không thể nào song song với nhau.

Nhưng nếu đặt nó vào khung cảnh như sau thì điều gì xảy ra?
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 2

2 đường thẳng bây giờ chính là 2 cạnh của đường ray xe lửa, được biết chúng luôn cách nhau một khoảng cố định hay còn gọi là song song với nhau.

Như vậy, hai đường thẳng trong thực tế song song với nhau khi được vẽ ra thì chúng lại cắt nhau? Tụ về một điểm?

Thử quay về tuổi thơ...! Chúng ta hay thử nghiệm những động tác tương tự như thế này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 3
Rất quen thuộc...

Thực ra đó chỉ là một quy luật mà hầu hết chúng ta đều tự nhận biết được từ khi còn rất bé, gần thì to, xa thì nhỏ. Những hình vẽ trên trên đều minh họa cho quy luật chúng ta sắp tìm hiểu – quy luật phối cảnh.
-----------------------

1. Quy luật phối cảnh, điểm tụ, đường tầm mắt:
Quy luật phối cảnh chỉ cần nhớ 2 câu: Gần lớn xa nhỏ - Gần tỏ xa mờ.

Hai cạnh của đường ray xe lửa cắt nhau tại một điểm, gọi là điểm tụ. Tất cả các đường thẳng song song với hai cạnh đường ray (dây thép hàng rào) đều đồng quy với nhau tại điểm tụ.

Đường tầm mắt (hay còn gọi là đường chân trời) chính là đường thẳng thể hiện độ cao của mắt người vẽ:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Dngtammat-1
Tất cả các điểm tụ đều nằm trên đường tầm mắt.
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Dgtammamt


2. Phối cảnh song song và phối cảnh góc:
Khi nhìn vào trực diện của khối hộp thì chúng ta áp dụng phối cảnh một điểm tụ (gọi là phối cảnh song song):
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 4

Nhìn lệch sang bên chúng ta có 2 điểm tụ (gọi là phối cảnh góc):[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 5

Tất cả các đường của 1 hệ thống đường thẳng song song trong phối cảnh đều gặp nhau tại 1 điểm. Vậy có nhiều hệ thống đường thẳng song song sẽ có nhiều điểm tụ:

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 612

Tuy nhiên các bạn lưu ý: Ở mức độ luyện thi, các bạn chỉ được học phối cảnh của các đường thẳng song song với mặt đất. Các đường thẳng khác như vuông góc với mặt đất thì chúng ta không áp dụng phối cảnh:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 7
Hình vẽ: Các đường thẳng vuông góc với mặt đất, chúng ta vẽ vuông góc với đường tầm mắt.

Thắc mắc: Những đường thẳng sau (2 cạnh dài của hình hộp, các thanh ngang của đường ray xe lửa) song song với mặt đất sao không có điểm tụ?

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 8

Giải thích:Các đường thẳng này song song với đường tầm mắt nên không thể cắt đường tầm mắt, suy ra không thể tụ về một điểm nằm trên đường tầm mắt. Chúng ta thể hiện nó song song với đường tầm mắt. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một góc nhìn trực diện này mới đặc biệt vậy, còn những góc khác thì chúng đều phải tụ về một điểm nằm trên đường tầm mắt.

3. Áp dụng:
- Vẽ phối cảnh khối lập phương:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Ssss10
Ở mỗi góc nhìn chúng ta có được những hình hộp khác nhau, nó phụ thuộc vào đường tầm mắt của ta so với khối hộp.[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1110
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1210

- Vẽ khối trụ nằm:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1310[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1410
Khối trụ nằm được suy ra từ khối hộp nằm (viên gạch)

- Khối nón nằm:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật CCC

Khối nón nằm được suy ra từ khối trụ nằm. Thay vì vẽ khối nón nằm, chúng ta vẽ một khối trụ ăn vào trong mặt phẳng bàn.

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 17

4. Ứng dụng của phối cảnh:

Phối cảnh được ứng dụng cho nhiều môn nghệ thuật:

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 18
Phối cảnh trong VẼ TRANH PHONG CẢNH

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 19
VẼ CÁC ĐỒ VẬT nhờ phối cảnh

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 20
NHIẾP ẢNH trở nên độc đáo hơn nhờ phối cảnh.

BÀI TẬP[/b]

PHỐI CẢNH BẰNG MẮT:

Bài 1: Cắt 1 bức ảnh các tạp chí (nhỏ) dán lên một tờ giấy đủ to (chứa các điểm tụ), sau đó xác định điểm tụ và đường tầm mắt bằng cách kéo dài các đoạn thẳng “song song”. Xem hình vẽ.





Bài 2: Luyện đôi tay phối cảnh: Lấy 1 tờ A3, chấm 1 điểm bất kì trên tờ giấy, chúng ta lần lượt vẽ thật nhiều những đường thẳng tụ về điểm đó (không dùng thước, không xoay bảng). Nộp 2 mặt giấy A3 được gạch kín. Các bạn có thể chấm nhiều điểm trên tờ giấy đó, miễn sao tiết kiệm giấy nhất có thể.


Bài 3:
Vẽ một khối lập phương vừa vặn trong tờ A4 để nằm ngang (điểm tụ không ở trong tờ giấy). Chỉ canh chỉnh khối lập phương bằng mắt, không được kéo điểm tụ nhờ một tờ giấy khác. Nộp 2 khối lập phương lớn nhỏ khác nhau trong 2 tờ giấy.
Chú thích: Bài tập này yêu cầu các bạn hình dung phối cảnh bằng đôi mắt, không cần quá chính xác như phương pháp vẽ phối cảnh bằng việc kéo điểm tụ. Tuy nhiên, phải đảm bào hình đúng dưới đôi mắt người xem.

xem tiếp phía dưới


Được sửa bởi kittynam ngày 15/3/2013, 17:40; sửa lần 1. (Reason for editing : http://www.phanthanhtai.info)
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 17:29 #5
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ

BÀI 5: QUY LUẬT BỐ CỤC


1. LỜI DẪN NHẬP:

TẠI SAO PHẢI CẦN BỐ CỤC ?

Hội họa đơn giản là những sắp xếp của đường nét và mức độ của ánh sáng, những mặt phẳng chứa những dấu và những vùng có màu sắc riêng biểu hiện tính chất của điều mà bạn muốn nói với người thưởng ngoạn. Bí quyết của hội họa có giá trị là sự bố trí hài hòa các đường nét và ánh sáng trong các khu vực của tranh. Chỉ sau khi bố cục được giải quyết mới tạo cho bạn xem xét đến độ chính xác của cách thể hiện và kỹ thuật hội họa.
Hình chụp bằng máy ảnh được xem như một “bản sao nguyên văn”, cho thấy trong tranh giống y như thực. Trái lại, bạn được xem như là một họa sĩ, bạn phải biết thể hiện tính chất của chủ đề bằng sự chọn lựa cẩn thận và những sắp xếp có được điều mà bạn thấy. Việc này được hoàn thành đôi lúc phải trải qua việc xử lý phối cảnh một cách tinh tế, phân chia không gian một cách thú vị, những sắp đặt cách tân về sắc thái, và sự phong phú về màu sắc. Làm cho người thưởng ngoạn có sự cảm nhận chính xác như thông điệp của tác giả muốn diễn đạt. Đó là sự khác biệt giữa họa sĩ và nhiếp ảnh gia, sự khác biệt giữa 2 ngành nghệ thuật: hội họa và nhiếp ảnh.

Ví dụ: Cho 2 tờ giấy giống nhau, 2 bình ảnh giống nhau. Sắp xếp bố cục khác nhau sẽ cho ta 2 sự cảm nhận khác nhau về bức hình.
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image018
Hình trên cho thấy người này mới bắt đầu chạy và hành trình vẫn còn tiếp diễn.
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image019
Còn ở đây người này dường như đã chạy lâu rồi và hành trình sắp kết thúc.


2. CÁC HÌNH THỨC BỐ CỤC THƯỜNG GẶP:

a) Các yếu tố ảnh hưởng đến bố cục:

Là một họa sĩ bạn phải được đề cập đến cách sắp đặt và sắc thái màu sắc được sử dụng để nhấn mạnh đến những yếu tố chủ yếu và lệ thuộc trong việc thể hiện chủ đề của bạn. Sự nhận xét có tính cách nghệ thuật của bạn được yêu cầu khi bạn quyết định có phải là yếu tố thích đáng hay không đối với thông điệp của bạn. Thí dụ, bạn duy trì hay loại bỏ cần ăng – ten trên một ngôi nhà nông thôn trong phong cảnh ? Câu trả lời tùy thuộc vào điều bạn đang cố nói. Dĩ nhiên nếu thông điệp của bạn nói về sự làm hư hỏng do bất cẩn của con người về vẽ đẹp thôn dã, bạn đưa thêm vào cần ăng – ten, hăm-bơ-gơ, giấy gói, lon bia…Nếu thông điệp của bạn nói về những cảnh trí, bạn loại bỏ những yếu tố kia.

b) Việc phân chia theo khu vực quan trọng – Tỷ lệ vàng:
Một trong những thuộc tính của khu vực trọng điểm nó lôi cuốn sự chú ý của họa sĩ cách đây hàng thế kỷ là điều mà nó quy định khả năng phân chia không ngừng những đường gờ của khu vực trọng điểm hình chữ nhật (hình chữ nhật có chiều dài 8 đơn vị và chiều rộng 5 đơn vị). Cũng như thế tỷ lệ 5/8 tạo nên một số không giới hạn của những xác định vị trí then chốt trong giấy vẽ, không có hai khoảng trống như nhau việc này đã được chứng tỏ ở hình dưới.[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image005[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image007
Tỷ lệ vàng:
Dãy số Fibonacci và Tỉ lệ vàng (Ф)
Dãy số Fibonacci là dãy số bắt đầu bởi số 0 và số 1, các số sau mỗi số bằng tổng của 2 số liền trước nó. Các số đầu tiên của dãy Fibonacci là:0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, …
Nếu chúng ta lấy tỉ số của 2 số liên tiếp trong dãy Fibonacci thì sẽ được dãy số sau: 1/1 = 1 2/1 = 2 3/2 = 1,5 5/3 = 1,666… 8/5 = 1,6 13/8 = 1,625 21/13 = 1,61538…
Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có tỉ số chiều dài : chiều rộng = Ф. Đường xoắn ốc Fibonacci, nằm bên trong hình chữ nhật vàng.

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image020[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image021

Các ví dụ minh họa:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image022[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image015[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image017
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image019[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image021[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image023

c) Tỷ lệ 1/3:

Ví dụ:
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image024[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Image026

Mỗi cạnh của hình chữ nhật ta chia ra thành 3 phần bằng nhau và nối lại như hình trên, ta sẽ có được 4 điểm giao nhau của các đường thẳng, 4 điểm giao đó gọi là 4 điểm vàng. Bố cục 1/3 thường được dùng trong nhiếp ảnh, nhằm đề cập đến những nội dung chính của bức hình nằm ở vị trí một trong 4 điểm vàng trên.


3. LỜI KẾT:
Bài viết mang tính tham khảo, bổ sung khái niệm về cái đẹp cho mỗi học viên. Qua bài học, các em sẽ phần nào hiểu và cảm nhận được cách sắp xếp bố cục của một tác phẩm hội họa sao cho đẹp mắt.


xem tiếp phía dưới
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 17:38 #6
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG I: HÀNH TRANG VÀO NGHỀ
BÀI 6: QUY LUẬT ÁNH SÁNG


Trích dẫn :


“Kiến trúc là cuộc dạo chơi của hình khối dưới sự chói rọi của ánh sáng”


1. Ánh sáng là gì?

Ánh sáng trắng là tập hợp nhiều ánh sáng đơn sắc luôn truyền thẳng trong một môi trường và được phát ra từ một nguồn sáng nhất định.

Ta biết rằng, 1 vật thể hay 1 đối tượng nào đó, khi nhận ánh sáng cũng có 1 phần được soi sáng và 1 phần trong bóng tối. Tính chất này giúp làm rõ hình khối, máu sắc của vật thể, đối tượng.

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 4-110[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 3-110

2. Các vùng dưới sự tác dụng của ánh sáng:


Có 5 vùng chính: Vùng sáng nhất, vùng tối nhất, vùng sáng – tối trung gian, vùng phản quang và bóng đổ.


[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 8-110
Tùy theo các dạng hình khối, vị trí nguồn sáng chiếu vào, sẽ tạo nên sự rõ nét, đậm nhạt, dài ngắn khác nhau của hình bóng.


[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 7-110[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 6-110[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 5-110

3. Quy luật phối cảnh của bóng:

Trên thực tế, ánh sáng mặt trời được xem như những tia sáng song song (mặt trời ở xa vô cực), tuy nhiên, lúc thể hiện 1 bài vẽ chúng ta hiển nhiên phải tuân theo định luật phối cảnh. Do vậy, 2 bóng của 2 vật song song cũng sẽ song song và khi thể hiện, chúng tụ về một điểm nằm trên đường chân trời.

Ví dụ:

[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 2-111
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 1-110


BÀI TẬP
1. Vẽ lại 2 cây bút chì bằng nhau như hình mẫu bên trên (các bạn tự chọn nguồn sáng). Yêu cầu: Thể hiện bóng đổ đúng phối cảnh, không chép hình mẫu.

Gợi ý: Vẽ 2 cây bút chì bằng nhau, tùy chọn đường chân trời, từ đáy (phần chạm đất) 2 cây bút chì vẽ 2 đường thẳng cắt nhau tại 1 điểm nằm trên đường chân trời. Từ đỉnh vẽ 2 đường thẳng song song (phương ánh sáng). Gợi ý tới đây thôi, khi các bạn vẽ được nhiều hướng ánh sáng khác nhau và đặt những bảng vẽ cạnh nhau, so sánh sẽ hiểu bài hơn.

2. Vẽ khối lập phương đúng phối cảnh, tại mỗi cạnh vuông góc với mặt đất của khối lập phương (4 cạnh thẳng đứng), ta vẽ 1 cây bút chì. Coi như chưa hề có khối lập phương, các bạn hãy vẽ bóng đổ của 4 cây bút chì này (Nguồn sáng tự chọn).
3. Từ bài tập trước, các bạn vẽ lại đầy đủ phần bóng đổ của khối lập phương.

xem tiếp phía dưới
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 17:46 #7
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG II: KHỐI CƠ BẢN
BÀI 1: CÁC KHỐI CƠ BẢN VÀ CÁCH PHÁC HỌA
I. Các khối cơ bản:

1. Giới thiệu:

- Trong không gian ba chiều, mỗi vật thể đều có hình thù riêng của nó như: cơ thể người, nhà cửa, bàn, ghế.... tuy nhiên, hầu hết ta có thể phân tích chúng thành những khối đơn giản như: khối hộp, khối cầu, khối nón, khối trụ, lăng trụ, khối chóp... Chính vì vậy, người ta gọi những khối đơn giản này là khối cơ bản.
- Chúng ta có rất nhiều loại khối cơ bản khác nhau (như đã nêu), nhưng căn bản nhất vẫn là 4 khối: Khối cầu, khối trụ, khối nón, khối lập phương (Hình vẽ)
Spoiler:


2. Cấu trúc khối cơ bản:

Các khối căn bản đều có trục của nó, trục này có thể đóng vai trò là trục trọng lượng hay trục đối xứng

- Khối cầu: Được tạo nên bởi một mặt cầu, là tập hợp các điểm cách tâm một khoảng cố định, nó có vô số trục đối xứng. Những vật thể trong tự nhiên có thể quy về khối cầu như: Quả táo, trái đất, hòn bi, trái banh...
- Khối lập phương: Là khối có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các mặt giống nhau và đều là hình vuông. Những vật có hình dạng quy về lập phương (hoặc khối hộp) như: Rubic, nhà, bàn ghế...
- Khối trụ: Là khối được tạo thành khi một đường thẳng đứng quay quanh một trục song song với nó. Trục đó chính là trục đối xứng. Ví dụ: Cái ly, ống vẽ, ống nước...
- Khối nón: Được tạo thành khi 1 đoạn thẳng quay quanh 1 trục đi qua 1 đầu đoạn thẳng và tạo với đoạn thẳng một góc khác 0.


Hình minh họa mối liên hệ giữa các khối và trục của nó:

Spoiler:

II. Cách phác thảo các khối cơ bản:

1. Yêu cầu khi phác thảo:


- Nhanh nhất có thể, yếu tố nhanh được đặt lên hàng đầu, trên cả sự chính xác.
- Nét thật thoáng, cả cánh tay chuyển động theo bút.
- Mắt quan sát - não xử lý - tay phác họa là 3 hoạt động diễn ra gần như đồng thời với nhau để đẩy tiến độ phác thảo lên nhanh nhất.
- Nét vẽ đúng sẽ nằm giữa các nét vẽ sai, trong quá trình phác thảo bạn không nên bỏ thời gian để gôm những nét thừa, vì chúng có ích.
- Trước khi bắt tay vào học phác thảo, người học cần phải hiểu về cấu trúc vật thể chuẩn bị vẽ. Luyện nhuần nhuyễn những bài tập nét cơ bản như elip, hình tròn, đường thẳng...
- Muốn phác thảo hình gần đạt đến độ chính xác không còn cách nào khác là phải phác thảo thật nhiều, phác thảo vật nhìn thấy hoặc phác thảo vật trong trí tưởng tượng.
- Khi phát thảo xong hết tổng quát, người ta mới đong đếm tỷ lệ, đẩy bài đến độ chính xác cao nhất.

Các bạn tham khảo các nét vẽ phác thảo và luyện tập:

Spoiler:

2. Phác thảo các khối cơ bản:


Như yêu cầu bên trên, trước khi phác thảo các bạn phải nắm bắt thật kỹ cấu trúc từng loại khối này, nó được kết hợp từ những hình nào và đâu là trục của nó. Khi đó thao tác mới nhanh và chính xác được.

Sau đây là tuần tự các bước phác của từng khối:[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật 2PHACHOAKHOICOBAN


BÀI TẬP củng cố

1. Chia giấy A3 làm 4, phác thảo 4 khối cơ bản, có thể hiện trục, cấu trúc.
2. Phác thảo 1 cái tivi, yêu cầu đúng phối cảnh (không thể hiện chi tiết nút bấm ).


xem tiếp phía dưới
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 17:56 #8
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG II: KHỐI CƠ BẢN
BÀI 2: CÁC KHỐI CƠ BẢN TRONG KHÔNG GIAN

CHÚ Ý: TỪ GIỜ CÁC BẠN THẤY TỪ "Spoiler:" THÌ CÁC BẠN NHẤN VÀO THANH CHỨA TỪ "Spoiler:" ĐỂ XEM ẢNH.
1. Dưới tác dụng của ánh sáng:
Spoiler:

Spoiler:
Spoiler:
Spoiler:

Các bạn nhìn hình và tự tìm ra cách vẽ bóng đổ của mỗi khối. Thông thường chúng ta chỉ vẽ ở góc 1/3 tối (các hình đầu tiên), tuy nhiên các hình minh họa ở nhiều góc để các bạn hiểu hơn và vẽ được bóng của tất cả các mẫu có hình thù khác nhau.

2. Tương quan giữa các khối:

Bổ sung quy luật phối cảnh sau:


Spoiler:
Khi elip ở vị trí càng thấp chúng càng tròn (trường hợp nhìn từ trên xuống)

Các khối trong cùng một không gian, cần phải đảm bảo những quy luật về ánh sáng, phối cảnh.
Sau đây là những ví dụ minh họa cho những bài vẽ không đạt:

Spoiler:

Các bạn nhìn hình và tự rút ra một cách vẽ đúng.

BÀI TẬP CỦNG CỐ:


1. Vẽ lại bóng các khối cơ bản ở góc 1/3 tối, yêu cầu thể hiện các đường dóng phối cảnh, ánh sáng bằng nét đứt. Thể hiện trên 1 tờ giấy A3 chia làm 4 phần, mỗi phần 1 khối.

2. Phác tay một cái ghế (đơn giản), thể hiện bóng đổ. (Gợi ý: xuất phát từ khối lập phương)

3.
Luyện lại khối lập phương: Vẽ 4 khối lập phương trên một tờ giấy A3, thể hiện bóng đổ và bóng bản thân.

Từ chương III, các bạn sẽ được làm bài tập với yêu cầu cao về tỷ lệ (giống mẫu vật), bài tập sẽ rất nặng. Yêu cầu các bạn hoàn thành tất cả bài tập của chương II trước khi sang chương III.

xem tiếp phía dưới
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 18:00 #9
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG II: KHỐI CƠ BẢN
BÀI 3: CÁC BƯỚC VẼ MỘT KHỐI CƠ BẢN




Spoiler:
Spoiler:

Spoiler:

Có 4 bước chính để hoàn thành một khối cũng như một khối cơ bản: Dựng hình (Phác thảo), Phân mảng bóng, Lên khối chi tiết, Chỉnh sửa - hoàn hiện.

NÓI NHỎ 1 CÂU!
NHÂN VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT BÍ QUYẾT VẼ ĐẸP
Spoiler:
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 18:03 #10
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG III: THỰC HÀNH TỔ HỢP KHỐI
BÀI 1: VẼ TỔ HỢP 2 KHỐI


Đây là chương thực hành nên mình không cần phải diễn giải nhiều, mình post bài tập và các bạn "chỉ có việc" là hoàn thành nó thật tốt. Mỗi bài tập như mỗi bài thi có chấm điểm, dưới 5 là phải làm lại bài.

Bài tập sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

1. Bố cục đẹp
2. Tỷ lệ đúng (giống mẫu vật)
3. Sáng tối phân biệt rõ
4. Không gian và chất liệu thạch cao


BÀI TẬP THỰC HÀNH

Học viên lựa chọn một trong hai mẫu sau đễ vẽ


MẪU 1:
Spoiler:

MẪU 2:
Spoiler:



xem tiếp phía dưới


Được sửa bởi kittynam ngày 15/3/2013, 18:05; sửa lần 1. (Reason for editing : http://www.phanthanhtai.info)
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty15/3/2013, 18:15 #11
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
CHƯƠNG III: THỰC HÀNH VẼ TỔ HỢP KHỐI
BÀI 2: VẼ TỔ HỢP 3 KHỐI


BÀI TẬP THỰC HÀNH :
Bài tập này yêu câu các bạn hoàn thành 3 bài vẽ theo 3 mẫu dưới đây:

MẪU 1: CHỌN 1 TRONG CÁC GÓC SAU ĐÂY ĐỂ VẼ BÀI


Spoiler:
Spoiler:

MẪU 2: CHỌN 1 TRONG CÁC GÓC SAU ĐỂ VẼ

Spoiler:
Spoiler:

MẪU 3: CHỌN 1 TRONG CÁC GÓC SAU ĐỂ VẼ
Spoiler:
Spoiler:


Trích dẫn :
- HỌC VIÊN TẢI HÌNH VỄ MÁY ĐỂ TIỆN TRONG VIỆC VẼ BÀI
- BÀI TẬP NÀY CHÚNG TA PHẢI HOÀN THÀNH 3 BÀI VẼ TƯƠNG ỨNG VỚI 3 MẪU CHỨ KHÔNG PHẢI CHỌN 1 BÀI TRONG SỐ TẤT CẢ CÁC HÌNH TRÊN.
- HOÀN THÀNH BÀI TRÊN GIẤY A3
happyCHÚC CÁC BẠN LÀM BÀI TỐT! happy

xem tiếp phía dưới
đá lông nheo


TẠM THỜI NGỪNG TẠI ĐÓ!

cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê cười hả hê


< :-P
NGUỒN: [You must be registered and logged in to see this link.]
Trả lời chủ đề này
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty #12
Sponsored content
Sponsored content
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Empty Re: [GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
Trả lời chủ đề này
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
 
Liên kết: FanPage Trường THPT Phan Thành Tài
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Điện thoại: 0511.3684245
Liên hệ trực tiếp với BQT: 0935196501 or 01214206117
[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10[GIÁO TRÌNH] Căn bản vẽ Mỹ Thuật Spacer10


Diễn đàn P2T được phát triển bởi các thành viên
Copyright© 2012-2014 by Phanthanhtai.info , Forumtion verPhbb2