ĐĂNG KÝ
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10
Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10

Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty9/1/2013, 23:31 #1
kenvil
kenvil
kenvil
Binh Nhất
Binh Nhất
Bài viết Bài viết : 37
Thanks Thanks : 9
P2Txu P2Txu : 82
Tuổi Tuổi : 28
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHẬP MÔN


BÀI 1: Giới thiệu về môn vẽ Mỹ
Thuật
BÀI 2: Hành trang vào nghề
BÀI 3: Tư thế học - và một số kỹ
năng bắt buột.

CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG NHẬN THỨC

Bài 1: Các bước vẽ trong một bài
vẽ
Bài 2: Đặc điểm các khối cơ bản
Bài 3: Phân tích mẫu
Bài 4: Bố cục trong bài vẽ
Bài 5: Phân mảng bóng - Sắc độ
Bài 6: Yếu tố chính phụ trong bài
vẽ


=================



CHƯƠNG I: NHẬP MÔN

BÀI 1: Giới thiệu về môn vẽ Mỹ Thuật

I. Giới thiệu về môn học:

Tất cả các bạn có nguyện vọng thi vào Kiến trúc, Mỹ Thuật công nghiệp,
thiết kế thời trang phải thi khối V hoặc H, cả hai khối đều có thi môn
vẽ mỹ thuật và giao thoa hai khối này sẽ là vẽ chì, có thể là vẽ tĩnh
vật, vẽ tượng, hoặc vẽ chân dung.v.v.. Nhưng dù là vẽ gì đi chăng nữa
thì người học đều phải bắt đầu từ cây bút chì với các khối cơ bản, để có
được những kiến thức nhất định về tỷ lệ, ánh sáng, hình khối, cũng như
kỹ năng vẽ. Yêu cầu của bài thi thì tùy theo từng trường, các bạn có thể
tìm hiểu thêm từ các luồng thông tin khác, ở đây havemind chi củng cố
cho các bạn về kiến thức cơ bản môn vẽ mỹ thuật.


II. Chặng đường học vẽ của thí sinh:

- Đầu tiên khi tìm đến kiến trúc, mỹ thuật ai cũng háo hức và tò mò về
"nghề Vẽ". Và khi học được một thời gian rồi thì không ít người quyết
định bỏ nghề, có nhiều nguyên nhân như: kinh phí, thời gian, kém quyết
tâm, cách dạy sai của người thầy...
- Do vậy bước đầu tiên là các bạn hãy xác định rõ mục tiêu, lượng trước
khả năng kinh tế của gia đình, sắp xếp thời gian học hợp lý để có ít
nhất 2buổi vẽ/1tuần, tìm hiểu và chọn người thầy phù hợp với khả năng
của mình.
- Khi đã vào được lò luyện, bước tiếp theo là bạn phải được dạy về lý
thuyết cơ bản để bạn dựng hình, lý thuyết về ánh sáng để bạn có thể tả
bóng tốt, Thời gian đầu bạn sẽ bắt đầu bằng các khối cơ bản, không cần
phải quan tâm bạn thi tượng hay là tĩnh vật và sau quãng thời gian miệt
mài với khối là các lý thuyết nâng cao giúp bạn có thể hoàn thành những
bài tập khó tương đương với đề thi đại học, lúc này các lý thuyết này
gắn liền với các bài thực hành tại lớp của các bạn.


III. Kinh nghiệm cho thí sinh:

- Khi đi học vẽ, nhất là các bạn mới học, không được giữ cái tư tưởng "mình phải có phong cách riêng"
trước tiên, cái đúng được đặt lên hàng đầu, bạn mới học, chắc chắn thầy
bạn sẽ sửa bài bạn sao cho đúng chứ không phải là cho đẹp mà cần phải
có phong cách.
- Không nên thụ động: Trong lò rất đông, thầy bạn không thể mang
kiến thức đến cho từng người được mà yêu cầu bạn phải đặt ra những câu
hỏi, thắc mắc cho thầy mình.
- Học thầy không tày học bạn: Đặc biệt với môn vẽ, câu này là rất đúng, học kèm sẽ không mang lại hiểu quả bằng học chung với một nhóm gồm nhiều bạn vẽ đẹp.
- Các bài vẽ của bạn nên đưa cho nhiều người nhận xét, không phải chỉ
đưa riêng thầy mình, vì mỗi thầy đều có cái "khuyết" của riêng mình.

==========================




CHƯƠNG I: NHẬP MÔN

BÀI 2: Hành trang vào nghề



I. Tinh thần:

- Phải xác định ngành nghề mình theo đuổi sẽ rất khó khăn, không phải chuyện ngày một ngày hai.
- Đam mê, quyết tâm, kiên trì là những yếu tố cần thiết.
- Nên học chung với một người bạn, học trước mình thì càng tốt.
- Khi luyện tại lò: Bạn mới học, nên tin vào những gì thầy mình nói.
Trong quá trình học không tránh khỏi những kiến thức mâu thuẫn với nhau,
bạn hãy nghĩ thật kỹ trước khi nghe theo một bên nào đó, hoặc đặt câu
hỏi trên diễn đàn.
- Khi luyện tại topic này: Không ngại khi post bài của mình lên diễn
đàn, cao thủ nào cũng phải trải qua một thời kỳ như bạn bây giờ.


II. Dụng cụ cần thiết:

- Bút chì: 2B (dựng hình), 4B (đi bóng) loại
KOH - I - NOOR HARDTMUTH 1500 màu vàng. Chú ý không dùng bút chì giả,
bút chì thật có in số series trên thân bút. Bút chì giả có thân rất
cứng, khó gọt, ruột bút rất yếu.

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Df4da2d50db63610d2cc9c578c6c3970273f9b800f1d62edbdac262507213eb96g


- Tẩy (Gôm): phải mềm, tham khảo 2 loại sau đây:
[You must be registered and logged in to see this link.]
- Giấy khổ A3: cho kinh tế, các bạn hãy mua
giấy Roki (1000/1tờ). Nếu có điều kiện thì xài canson trắng (1500/1tờ).
Cũng nên chọn loại giấy phù hợp với trường bạn thi.( Đà Nẵng: Roki,
KT.HCM: Canson…)

- Dây dọi (không bắt buộc): Các bạn có thể tự
làm hoặc mua ở các địa điểm bán dụng cụ Vẽ. Cấu tạo dây dọi tương tự như
con lắc đơn, gồm một dây nhẹ và một vật nặng, nhỏ. Dùng để gióng 2 điểm
trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất.

- 2 kẹp giấy.

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  C39d968cb2ecbe51f568bf9c409d7f9044e0d5bdd99bd324378befd47112eb496g


- Dao gọt bút chì (chính là dao rọc giấy, không nên mua loại nhỏ vì lưỡi dao rất yếu)

- Bản vẽ khổ A3

- Vì các bạn phải tự luyện ở nhà nên cần những thứ sau đây:
+ Ghế: cao khoảng 300cm
+ Bàn: cao khoảng 600cm
+ Một số mẫu vật cần thiết cho bài học, sẽ giới thiệu sau.


(Một số địa điểm bán dụng cụ học vẽ: TP.HCM: Tý Phước, đối diện cổng
Nguyễn Đình Chiểu, ĐH.Kiến trúc; Đà Nẵng: Hợp Lực, 20A, Nguyễn Chí
Thanh, hoặc một số tiệm xung quanh trường ĐH.KTr Đà Nẵng…)


==================================

CHƯƠNG I: NHẬP MÔN

BÀI 3: Tư thế học - và một số kỹ năng bắt buộc.




I. Tư thế học vẽ:

- Thông thường lúc luyện thi bạn phải ngồi trên ghế đẩu cao 30cm. Chân
chạm đất, lưng thẳng, vai thả lỏng, cổ không cuối xuống hay ngước lên,
mắt nhìn thẳng vào mẫu vật. Khi ngồi vẽ, chúng ta hãy cố giữ một tư thế
để tránh việc đo đạc sai khi dời vị trí.
- Bạn phải ngồi xa mẫu ít nhất 1,5m.
- Mẫu vật phải được đặt dưới tầm mắt, có thể ngang tầm mắt đối với tượng.
- Các bạn không nên học vẽ ở nhiều tư thế quá "sướng" như dựa vào
tường... hãy tập tư thế thật vững để vào phòng thi khỏi bị "quẹo cột
sống" giữa giờ.

II. Một số kỹ năng cần thiết:

1. Quan sát: Trước khi vẽ hãy dành khoảng 5
phút nhìn ngắm mẫu vật. Trong quá trình quan sát, chúng ta không nên soi
mói từng chi tiết từng vật mà hãy nhìn một cách tổng quát, nắm bắt đặc
điểm đặc trưng từng vật.

2. Phân tích mẫu vật: Sẽ trình bày sau khi các bạn được học về các khối cơ bản.

3. Xác định đường chân trời: Đưa cao bản vẽ
ngang tầm mắt, mặt phẳng bảng vẽ song song với mặt đất, điều chỉnh sao
cho măt phẳng bản vẽchỉ còn là 1 đường thẳng. Đường thẳng này chính là
đường chân trời. Xác định đường chân trời giúp ta xác định được vật được
đặt ở trên, dưới hay ngang tầm mắt.

4. So sánh tỷ lệ bằng mắt: Vì havemind không
khuyến khích các bạn đo nhiều, đo từng chi tiết, nên phương pháp so sánh
bằng mắt là công cụ hữu hiệu nhất để các bạn dựng hình nhanh và đúng
(tất nhiên đo vẫn là một phương pháp không thể thiếu trong môn vẽ, chỉ
là mình nên hạn chế đo trong những trường hợp không cần thiết). Để được
như vậy, yêu cầu các bạn phải luyện mắt ngay từ ngày đầu tiên bước vào
bộ môn này. Mình sẽ cho các bạn một số bài tập nhằm luyện khả năng so
sánh tỷ lệ bằng mắt sau.

5. Cầm bút: Có nhiều cách cầm bút

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  480a54a5860d1f3a096c6163266181ce190d31eb503e947b82a0d9b9efd70ce96g


[You must be registered and logged in to see this link.]

6. So sánh tỷ lệ bằng bút chì hoặc que đo: (Phương pháp đo)

(Dùng que đo sẽ giúp bạn dễ đo hơn, chính xác hơn nhưng để rút gọn bớt
bộ đồ nghề của các bạn cũng như đẩy nhanh tiến độ dựng hình thì bạn chỉ
cần 1 cây bút chì 2B là quá đủ.)

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  522b0175be02df2d6040be1e2828704751715085f05e085c40eaa2e4f962972b6g


Phương pháp này thường dùng khi:
- So sánh 2 đoạn có độ dài tương đối lớn, mắt khó có thể ngắm chính xác được. (VD: Từ đế tượng đến cằm so với từ cằm đến đỉnh…)
- Đã lên bài xong, bạn nhận thấy điểm không đúng trong bài mình so với mẫu, bạn đo để kiểm tra lại.

7. Gióng:
a. Gióng ngang: Đặt bút chì song song mặt đất, cho bút chì đi qua một điểm cố định, và xác định điểm cần tìm.

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  F8ef0f027b8d20562bc46cb8b01fc399e240bff71562ded1794533a71926d9606g


Đường nằm ngang màu đỏ giúp ta biết vị trí của ấm nhôm nhỏ so với chai thủy tinh.

b. Gióng dọc: Đặt bút chì vuông góc với mặt đất, cho bút chì đi qua 1 điểm cố định, và xác định điểm cần tìm.

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  4501afda2b2b486063ed4ec3e52f09830eda9fa3beadf75ecce45fb97c9eb3736g


Đường màu đỏ giúp ta biết vị trí trái táo so với cái bình nhỏ, vị trí dĩa trái cây so với hủ lớn.

c. Gióng độ dốc: Đặt bút chì nghiêng theo độ dốc thực trên mẫu, rồi
tịnh tiến bút chì vào bài vẽ, ta có được độ dốc cần xác định. Độ dốc
trong bài vẽ chính là độ giống thực tế theo tính chất của “tam giác đồng
dạng”

[You must be registered and logged in to see this link.]

Đường màu đỏ giúp ta xác định độ nghiêng của tượng.

Lưu ý: Khi đo cũng như khi gióng, tư thế phải đúng, không thay đổi tư thế trong 1 lần so sánh; lúc đo, tay phải thẳng.

-----------------------------------------------------------

BÀI TẬP CHƯƠNG I

Cho các hình sau:


Hình 1: Hình chữ nhật
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  C2e21ec7744b8542a7c5e5bf59583634aa8b60bade9aa423308652b7aebe7da36g


Hình 2: Hình chữ nhật
[You must be registered and logged in to see this link.]

Hình 3: Khối lập phương, khối nón
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  8e81977987e979dcf8d6b9ad4438963c56ff649fa0d6c83eafbb7894e8c9843b6g


Hình 4: 4 hình đa giác
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  33c0f493eb1c8bcf3f35cb21da91a43efe11d0e80c434888ce212eb2c9d240846g


Hình 5: Cây đàn
[You must be registered and logged in to see this link.]

Hình 6: Cây đàn
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  252c662ca66cccc632599ecdb48eb83dbdd0e3283ead6a6b53a082e9577a13826g



Câu hỏi:

Câu 1: Tìm tỷ lệ a/b của hình 1, hình 2, hình 3, hình 5. Nêu cách xác định.

Câu 2: Tìm tỷ lệ a/b, b/c, c/d, d/e, e/f của hình 4. Nêu cách xác định.

Câu 3: Trong hình 6: tỷ lệ a/b

A. =2 ; B. =3 ; C. >2 ; D. <2
Giải thích phương án chọn.


Yêu cầu:

- Các bạn hãy thử hoàn thành các bài tập trên bằng nhiều phương pháp
như bằng mắt, đo, gióng.. đã nêu ở phần lý thuyết Chương I, hoặc đề xuất
một phương pháp khác. Các bạn so sánh càng bằng càng nhiều phương pháp
thì càng tốt, càng chính xác.

chú ý: trở về trang 1 để xem hết toàn phần, theo thứ tự!
Trả lời chủ đề này
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty9/1/2013, 23:38 #2
kenvil
kenvil
kenvil
Binh Nhất
Binh Nhất
Bài viết Bài viết : 37
Thanks Thanks : 9
P2Txu P2Txu : 82
Tuổi Tuổi : 28
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty Re: Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
Đáp án và hướng dẫn bài tập chương I

chú ý comment để xem link!


========================================================
CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG NHẬN THỨC

BÀI 1: CÁC BƯỚC TRONG MỘT BÀI VẼ


1. Phác thảo hình: Mắt -->Não -->Tay

a. Quan sát:

Có bạn ngồi xuống là vẽ ngay, như vậy là sai. Trước hết các bạn hãy chọn
vị trí thật đẹp, thật phù hợp với khả năng của bạn. Không chọn các vị
trí mà 2 vật tiếp xúc với nhau hoặc hở nhau 1 xíu hoặc ăn vào nhau 1
xíu. Tiếp theo, các bạn hãy quan sát thật kỹ, sau đó phân tích, so sánh,
suy luận và khái quát toàn diện mẫu vật. Ánh mắt của bạn phải nhìn thấu
toàn bộ trên, dưới, trái, phải, trước, thì mới có thể nắm được tổng
quát những thứ mình chuẩn bị vẽ. Cũng như chuẩn bị trước dàn bài khi làm
văn. Mắt -->Não

b. Dựng hình: ( -->Tay)


Giai đoạn dựng hình cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bố cục: Là cách sắp xếp các vật thể vào trong tờ giấy của bạn, sẽ có
một bài riêng về phần này. Trước hết các bạn cứ tạm cho trên, dưới,
trái, phải bằng nhau trong những bài tập đầu tiên này. Đây là bước rất
quan trọng, nên các bạn phải xác định trước tiên bằng các phương pháp
đo, gióng…

[You must be registered and logged in to see this link.]

- Tỷ lệ: Dùng tất cả các phương pháp, chủ yếu là mắt để xác định được
kích thước tương quan giữa các vật, rồi kích thước tương quan giữa bề
cao và bề ngang của từng vật.

[You must be registered and logged in to see this link.]

- Nét: Dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, không in hằng trên giấy; không vẽ 1
đường thẳng bằng nhiều nét nối vào nhau( đa số các bạn nhát tay khi vẽ
một đường thẳng cứ giựt, giựt, tỉa tốt trông rất khổ sở). Không dùng tẩy
quá nhiều để có 1 nét đẹp, mượt mà mất thời gian

2. Phân mảng bóng:

[You must be registered and logged in to see this link.]

a. Nắm bắt ánh sáng: Chỉ nắm bắt ánh sáng duy nhất 1 thời điểm,
không để tình trạng vật A có ánh sáng lúc 8h sáng, vật B có ánh sáng lúc
12h trưa, như vậy bài bạn sẽ dễ mắc lỗi về logic ánh sáng. Chỉ nắm bắt
duy nhất 1 thời điểm. Có thể bạn tạo ánh sáng cho riêng bạn, nhưng với
các bạn mới học, nên xem xét kỹ ánh sáng thực tế + ánh sáng lý thuyết 
so sánh và phân tích.

b. Phân sáng tối:
- Nhìn mẫu vật, nơi nào tối thì tô đen 1 lớp, sáng thì để trắng.
- Khi nhìn phải nheo mắt lại để hạn chế ánh sáng vào mắt.
- Những phần cần tô đen bao gồm: bóng đổ, bóng bản thân, phông nền.
- Chú ý: đường giao sáng tối phải chính xác, logic.
- Nét: không đè mạnh lên giấy, dài và dày.

c. Phân sắc độ:
- Vật có sắc độ đậm hơn ta tăng thêm sắc độ cho nó, tương quan với thực tế, và tương quan với những vật khác trong bài vẽ.
- Trong phần này chúng ta nên quan tâm tới chất liệu của mẫu vật.
- Nét: cẩn thận hơn, không đè mạnh lên giấy, giới hạn nét lại.

3. Lên bóng chi tiết:


a. Sắc độ trung gian: Xong phần b. trên từng mẫu chúng ta sẽ có 2
lớp sắc độ: đậm, và trắng. Các bạn hãy thêm nhiều lớp sắc độ trung gian
nữa để bài mình thật hơn, khối chuyển mềm mại hơn.

b. Phản quan: Là ánh sáng không được chiếu trực tiếp từ nguồn
sáng chính, mà phản xạ qua 1 mặt trung gian như: nền, phông, vật thể
khác… Sắc độ của nó ở tầng trung gian, không thể sáng bằng điểm nhận
sáng trực tiếp của vật.

c. Cách đánh nét:
- Ngắn và sắc.
- Nhẹ nhàng, không làm hư lớp giấy, tránh tình trạng “lỳ chì”.
- Gọt bút chì thường xuyên, đừng lười.
- Tay không chạm vào phần bài vẽ, nó sẽ làm bay mất lớp chì trong bài
vẽ, bài sẽ nhòe đi, mất độ trong. Hãy đặt tay ở 1 vị trí an toàn(bút chì
dài sẽ thuận tiện hơn).


[You must be registered and logged in to see this link.]


4. Chỉnh sửa – hoàn thiện:

- Hãy đưa con người về trạng thái khách quan, mới mẻ, những cảm giác ban
đầu khi mới nhìn mẫu vật. Hãy phân tích mẫu thật kỹ và so sánh, nghiêm
túc tìm ra vấn đề và kịp thời sửa chữa.
- Hãy để bài bên cạnh mẫu mà so sánh, cách tốt nhất để bạn tìm ra khuyết điểm.
- Hãy đặt ra những câu hỏi: Cảm giác tổng thể bài vẽ như thế nào? Khó
chịu chỗ nào? Bài vẽ có chiều sâu hay không? Ánh sáng luồng qua các vật
có thực tế hay không?...

BÀI TẬP NÉT:

1. Vẽ đường thẳng:
Hãy chấm 2 điểm ở xa nhau, tập nối chúng lại với
nhau bằng một đường thẳng dứt khoát. ban đầu các bạn kéo chậm, dần dần
tăng tốc độ, cũng như độ xa của các điểm. kín 1 mặt giấy A4.

2. Đi nét: đi những đường song song cách đều nhau, càng dài càng
tốt. Đặc điểm: 2 đầu nhạt, ở giữa đậm, không đè mạnh lên giấy. Kín 1 mặt
A4

3. Chuyển sắc:

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitled-3


Các bạn hãy vẽ ra 10 ô như trên, đánh lần lượt từng lớp 1. Lớp thứ nhất
10ô, lớp thứ hai 9ô, lớp thứ 3 8ô.... cho đến khi chỉ còn 1 ô, ta sẽ có
được thang sắc độ như trên. Chú ý: Đánh kín ô chữ nhật, giới hạn nét bên
trong ô.

[You must be registered and logged in to see this link.]
Trả lời chủ đề này
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty9/1/2013, 23:44 #3
kenvil
kenvil
kenvil
Binh Nhất
Binh Nhất
Bài viết Bài viết : 37
Thanks Thanks : 9
P2Txu P2Txu : 82
Tuổi Tuổi : 28
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty Re: Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG NHẬN THỨC

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHỐI CƠ BẢN


I. Đặc điểm - cấu trúc các khối cơ bản:
- Các khối cơ bản bao gồm: Khối nón, khối cầu, khối trụ, khối hộp. Trong
đó khối nón, khối cầu, khối trụ thuộc dạng khối tròn xoay nên có tính
chất đối xứng, đồng thời nếu chúng ta nắm được đường sinh của chúng thì sẽ rất thuận lợi trong việc miêu tả ánh sáng.
- Sau đây sẽ là các khối cơ bản trước tác dụng của ánh sáng:

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitled-4



II. Một số nguyên tắc cần đúng trong một bài vẽ:
- Độ sâu, độ cao, độ rộng (thông thường khi vẽ, mắt người đặt cao hơn mẫu): Khi vật ở càng xa (ta thấy cao hơn vật phía trước) thì độ sâu/độ rộng càng giảm.

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0609


- Ánh sáng: Khi miêu tả ánh sáng của các khối trong cùng một bài vẽ, chúng ta phải chú ý phương của chúng trong không gian.

Sau đây là một số bức hình để các bạn rút kinh nghiệm:

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitled-6


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitled-5


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitled-7


III. Cách vẽ các khối: Để vẽ các
khối cho đúng và đẹp đa phần là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tự
luyện của các bạn. Tuy nhiên, để các bạn khỏi đi sai hướng tôi cũng xin
lưu ý một số điều như sau:

- Các bạn phải đọc kỹ bài trước (Bài 1, chương II) trước khi bắt tay vào vẽ. Lưu ý rằng một bài vẽ có 4 bước: Dựng hình, phân mảng bóng, lên khối chi tiết, chỉnh sửa – hoàn thiện.
- Trong giai đoạn dựng hình yêu cầu nét phải dứt khoát, không kéo giựt, tỉa nét, tẩy nhiều… Yêu cầu thiết yếu: “Nhanh trước, đúng sau, đẹp thì sau chót”, tức là bạn phải phác thật nhanh hình, sau đó kiểm tra hình thật chắc chắn.
- Trước khi đi bóng, các bạn hãy nắm bắt ánh sáng duy nhất 1 thời điểm rồi phân mảng bóng. (Quá trình phân mảng bạn phải áp dụng những lưu ý trong mục II).
- Nét không “bạo lực”, tránh làm “tổn thương” giấy.

Sau đây là cách vẽ các khối cho các bạn tham khảo:

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0732


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0739


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0449


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0742


BÀI TẬP:


Bài 1: Bài tập nét (tt):
a. Tập vẽ elip nhanh, dứt khoát, chỉ cần vài lần vòng bút chì là có thể hoàn thành elip trong tích tắc. Kín 1 mặt A4
b. Vẽ hình tròn tương tự như elip. Kính 1 mặt A4.

Bài 2: Các bạn lấy 1 tờ giấy A3,
chia làm 4 (4 bước vẽ). Các bạn hoàn thành bài tập như mục III phía
trên. Lần lượt với khối trụ, khối nón, khối cầu và khối lập phương.

Mẫu:

 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  IMG_0742


 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Warning
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Untitleddddd
Trả lời chủ đề này
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty11/1/2013, 23:10 #4
cancer010
cancer010
cancer010
Tập Sự
Tập Sự
Bài viết Bài viết : 1
Thanks Thanks : 0
P2Txu P2Txu : 1
Tuổi Tuổi : 34
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty Re: Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
Hay quá.Thanks bạn nha nụ cười lớn
Trả lời chủ đề này
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty #5
Sponsored content
Sponsored content
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Empty Re: Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
Trả lời chủ đề này
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
 
Liên kết: FanPage Trường THPT Phan Thành Tài
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Điện thoại: 0511.3684245
Liên hệ trực tiếp với BQT: 0935196501 or 01214206117
 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10 Học căn bản môn VẼ MỸ THUẬT  Spacer10


Diễn đàn P2T được phát triển bởi các thành viên
Copyright© 2012-2014 by Phanthanhtai.info , Forumtion verPhbb2