ĐĂNG KÝ
Tố Hữu Spacer10
Tố Hữu Spacer10

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tố Hữu Empty22/2/2012, 23:50 #1
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 29
Giới tính Giới tính : Nam
Tố Hữu Empty Tố Hữu
Tố Hữu
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu sử
Thiếu niên
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1] Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 Ông gia nhập Đoàn thanh niên.

Hoạt động trong đảng Cộng sản
Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[1]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Quan điểm chính trị
Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."
Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác) [cần dẫn nguồn].
Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn).

Về bút danh Tố Hữu
Vào giữa năm 1938, sau khi đỗ thành chung, Nguyễn Kim Thành sang Lào. Tại đây, ông viết bài "Lao Bảo"; một cụ Đồ nho người Quảng Bình, sau khi hàn huyên đã tặng chữ "Tố Hữu" để đặt bút danh cho Nguyễn Kim Thành.
Cụ đồ giải thích theo Khổng Tử: "Ngô nhi tố hữu đại chí", nghĩa là "trẻ ta sẵn có chí lớn" - Tố Hữu là sẵn có; hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong con người Nguyễn Kim Thành.
Nguyễn Kim Thành trân trọng nhận bút danh Tố Hữu do cụ đồ tặng, nhưng chỉ dám được hiểu với nghĩa khác: Tố là trong trắng, Hữu là bạn; hai chữ Tố Hữu với nghĩa là người bạn trong trắng.

Đóng góp văn học
Các tác phẩm
Từ ấy (1946)
Việt Bắc (1954)
Gió lộng (1961)
Ra trận (1962-1971)
Máu và Hoa (1977)
Một tiếng đờn (1992)
Ta với ta (1999)
Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)

Bài thơ tiêu biểu
Bác ơi
Bài ca xuân 1961
Bài ca quê hương
Bầm ơi!
Có thể nào yên?
Đi đi em!
Đời đời nhớ Ông
Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998)
Em ơi... Ba Lan
Gặp anh Hồ Giáo
Hai đứa trẻ
Hồ Chí Minh
Hãy nhớ lấy lời tôi
Hoa tím
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Kính gửi cụ Nguyễn Du
Khi con tu hú
Lạ chưa
Lượm
Mẹ Suốt
Mồ côi
Một tiếng đờn
Mưa rơi
Sáng tháng Năm
Ta đi tới
Từ ấy
Tâm tư trong tù
Tương tri
Theo chân Bác
Tiếng chổi tre
Tiếng hát sông Hương
Tiếng ru
Vườn nhà
Việt Bắc (thơ, 1954)
Việt Nam máu và hoa
Xuân đang ở đâu...
Xuân đấy

Phong tặng và Giải thưởng văn học chính

Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)
Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ "Một tiếng đờn".
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)
Huân chương Sao Vàng (1994)

Phong cách nghệ thuật
Về nội dung
Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc:
Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung:
Hồn thơ Tố Hữu luôn hường đến cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và của Cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. Vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn.
Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, đồng bào đồng chí,....
Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi:
Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc → cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng.
Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc: anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân,....
Tất cả những điều trên thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành:
Nhiều vấn đề chính trị kho khan được diễn tả bằng tình cảm của muôn đời: tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu đôi lứa → giọng điệu của tình thương mến.
Đặc biệt: tác giả rung động trước đời sống cách mạng trong kháng chiến → hướng về đồng chí, đồng bào mà trò chuyện tâm tình, nhắn nhủ. Những lời tâm tình đó có cội nguồn từ chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu.

Về nghệ thuật
Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà
Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, điễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau
Về ngôn ngữ: ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ

Gia đình
Phu nhân là Vũ Thị Thanh, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương).
Vợ chồng Tố Hữu có ba con, hai gái và một trai.

ST
Trả lời chủ đề này
Tố Hữu Empty24/2/2012, 23:05 #2
trumchemgio
trumchemgio
trumchemgio
Tình báo
http://me.zing.vn
Tình báo
Bài viết Bài viết : 349
Thanks Thanks : 23
P2Txu P2Txu : 470
Tuổi Tuổi : 28
Giới tính Giới tính : Nam
Tố Hữu Empty Re: Tố Hữu
chy ry
Trả lời chủ đề này
Tố Hữu Empty24/2/2012, 23:14 #3
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 29
Giới tính Giới tính : Nam
Tố Hữu Empty Re: Tố Hữu
trumchemgio đã viết:
chy ry
À quên, anh bạn này mù chữ rồi, xin quý vị và các bạn thông cảm.khkahkhakhka :cheers: :cheers: :cheers:
Trả lời chủ đề này
Tố Hữu Empty #4
Sponsored content
Sponsored content
Tố Hữu Empty Re: Tố Hữu
Trả lời chủ đề này
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
Tố Hữu
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
 
Liên kết: FanPage Trường THPT Phan Thành Tài
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Điện thoại: 0511.3684245
Liên hệ trực tiếp với BQT: 0935196501 or 01214206117
Tố Hữu Spacer10Tố Hữu Spacer10


Diễn đàn P2T được phát triển bởi các thành viên
Copyright© 2012-2014 by Phanthanhtai.info , Forumtion verPhbb2