ĐĂNG KÝ
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chí Sĩ Phan Thành Tài Empty24/12/2011, 23:14 #1
kittynam
kittynam
kittynam
Đại vương
http://www.phanthanhtai.info
Đại vương
Bài viết Bài viết : 1339
Thanks Thanks : 99
P2Txu P2Txu : 3540
Tuổi Tuổi : 29
Giới tính Giới tính : Nam
Chí Sĩ Phan Thành Tài Empty Chí Sĩ Phan Thành Tài
PHAN THÀNH TÀI
(1869-1916)
Giáo viên Tân học - nhà yêu nước

Ông Phan Thành Tài, một yếu nhân của cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, sinh năm Kỷ tỵ (1869) hiệu là Ðạt Ðức, quê làng Bảo An, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm giáo viên trường Diên Phong, một trường tiểu học công lập ở Quảng Nam, rồi dạy trường Quảng Cái và nhêìu trường khác. Ông xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống nhưng ông theo Tây học khá sớm. Từ năm 1900 - 1904 ông là nhân vật tham gia tích cực vào phong trào Duy Tân tự cường tại Quảng Nam. Ông tích cực dạy Pháp văn, toán pháp và các môn tân học tại các trường Nghĩa thục. Ông là lớp tiền phong gia nhập Ðảng Việt Nam Quang phục do cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Thành (Tiểu La) thành lập ở Quảng Nam, từ hội Duy Tân (1904-1912) chuyển tên sang. Ông đã ám trợ đắc lực cho phong trào Ðông Du (1905-1908), về sau ông là một trong những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tên tuổi ông gắn liền với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Lê Ðình Dương.

Thế chiến thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu từ 1914. Cuối 1915 Pháp thua Ðức nhiều trận, lợi dụng thời cơ ấy, Ðảng Việt Nam Quang Phục định nổi dậy khởi nghĩa lật đổ Pháp, cướp chính quyền, giành độc lập cho tổ quốc. Ðảng mở đại hội lần thứ I vào tháng 9 năm ất dậu ...... .....ở đường Ðông Ba (Huế). Trong đó có Phan Thành Tài là đại biểu Quảng Nam cùng Thái Phiên, Trần Cao Vân, Ðỗ Tự và đại biểu gồm 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị. Thái Phiên làm chủ toạ quyết định, chuẩn bị khởi nghĩa, mời cho được vua Duy Tân tham dự, và phân công mọi người phụ trách. Trong đó Phan Thành Tài cùng một số khác, đặc trách Quảng Nam Ðà Nẵng.

Thái Phiên (ở Nghi An, Hoà Vang) Trần Cao Vân (ở Tư Phú, Ðiện Bàn) Phan Thành Tài (ở Bảo An Ðiện Bàn) là bộ phận chỉ huy tối cao, có lần họp tại nhà ông Lâm Dĩ (ở La Châu, Hoà Vang) bàn chưa khởi nghĩa vội, chuẩn bị định chọn ngày, vào giờ ngọ, ngày ngọ tức ngày 2-5 năm Bính Thìn (là 8-6-1916). Nhưng người hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nay sắp xuống tàu đi sang Pháp. Theo ý vua Duy Tân là phải làm sớm, không để mất thời cơ, đại hội thứ 2 họp vào trung tuần tháng 3 năm Bính Thìn (1916) tại chợ Cầu Cháy, làng Xuân Yên, tỉnh Quảng Ngãi, quyết định vào giờ tý ngày 2/4 năm Bính Thìn (tức 1h sáng ngày 3/5/1916). Chọn Huế làm điểm khởi động bắt đầu bằng tiếng súng thần công, đèo Hải Vân sẽ nổi lửa trên núi báo hiệu cho Quảng Nam, Quảng Nãi khởi sự. Phan Thành Tài và một số các đồng chí phải chỉ huy chiếm cho được cảng Ðà Nẵng để cho tàu thủy chở quân viện trợ và vũ khí do Trần Hữu Lực ở Xiêm (Thái Lan) chở về và vận động thêm sứ thần Ðức ở Vọng cát gửi thêm vũ khí cho cách mạng.

Không ngờ cuộc khởi nghĩa lại bị lộ: do tên cai khố xanh là Võ An có người anh là Võ Huệ làm lính giản ở dinh án sát Quảng Ngãi. An báo cho Huệ biết phải xin phép về quê lúc 2 h chiều ngày 1/5/1916 để tránh đêm khởi nghĩa. án sát Phạm Liễu nghi ngờ, truy vấn, Võ Huệ phải khai. Thế là Phạm Liễu báo cho Tuần Vũ và Công sứ Pháp ở Quảng Ngãi. Công sứ điện về Khâm sứ Huế biết trước. Ðến tối ngày 1/5/1916, lúc vua Duy Tân trốn khỏi cung xuống thuyền ở Phú Vân Lâu do Trần Cao Vân đón, thì gặp tên Nguyễn Ðình Trứ, một yếu nhân phân công chỉ đạo đánh đồn Mang Cá, vừa là phán sự tòa Khâm sứ. Trứ bề ngoài thì hứa hẹn với vua Duy Tân, nhưng lại trở mặt chạy sang mật báo với tên khâm sứ. Cuộc khởi nghĩa bị bại lộ mà các yếu nhân trong ban chỉ huy đều không biết. Lính Việt Nam bị cấm trại, vũ khí thu hồi hết, lính Pháp đi lùng sục các ngả, ra lệnh giới nghiêm, bắt tất cả những ai đi đêm trên đường phố. Người phụ trách nổ súng thần công bị bắt, tình hình đã rõ, Trần Cao Vân phải chở vua Duy Tân xuống Hà Trung, rồi lại quay về vùng Nam Giao Huế ở núi Ngũ Lĩnh tại một ngôi chùa. ở Quảng Nam không thấy lửa mà công sứ Tổng đốc cũng lùng bắt các ngả. Phan Thành Tài từ Ðà Nẵng phải trốn lên miền núi Hiền Giằng phía Tây Quảng Nam được người thiểu số UThay che dấu, nhưng sau 7 ngày hai người bị bắt áp giải về Vĩnh Ðiện. Ngày 9/6/1916 ông bị hành quyết tại chợ Cũi (Ðiện Bàn Quảng Nam). Mộ ông chôn ở đầu Cầu Vĩnh Ðiện ở gần quốc lộ I. Thái Phiên, Trần Cao Vân đều bị xử tử tại An Hòa (Huế), vua Duy Tân bị đầy sang đảo Réunion. Cuộc khởi nghĩa đến đây chịu thất bại. Các yếu nhân đều bị xử tử hoặc tù đầy.
Trả lời chủ đề này
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
Chí Sĩ Phan Thành Tài
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
 
Liên kết: FanPage Trường THPT Phan Thành Tài
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Điện thoại: 0511.3684245
Liên hệ trực tiếp với BQT: 0935196501 or 01214206117
Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10Chí Sĩ Phan Thành Tài Spacer10


Diễn đàn P2T được phát triển bởi các thành viên
Copyright© 2012-2014 by Phanthanhtai.info , Forumtion verPhbb2